Leo núi là một hoạt động thú vị để bạn thử thách bản thân, chinh phục đỉnh cao và là cơ hội để khám phá thiên nhiên. Bạn đang có dự định leo núi cùng bạn bè trong thời gian tới nhưng bản thân lại chưa từng trải nghiệm thực tế? Làm thế nào để trải nghiệm chuyến leo núi đầu tiên an toàn, thuận lợi nhất? Bài biết sau của Jump Arena chia sẻ 8 kinh nghiệm leo núi dành cho người mới.
8 Kinh nghiệm leo núi an toàn dành cho người mới leo lần đầu cần tuân thủ
Leo núi thử thách bạn về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong hành trình leo núi, bạn có thể sẽ trải qua không ít những khó khăn, trở ngại, tiềm ẩn những rủi ro. Vì thế, trước khi leo núi bạn cần chuẩn bị một số kiến thức, kỹ năng cần thiết. Dưới đây là 8 kinh nghiệm leo núi cho những ai mới lần đầu trải nghiệm hoạt động này.
1. Phải có người địa phương hoặc hướng dẫn viên dẫn đường
Trong lần đầu trải nghiệm, bạn không nên đi tự do mà cần có người địa phương hoặc hướng dẫn viên dẫn đường. Họ là những người hiểu rất rõ về địa hình, khí hậu nên sẽ giúp bạn chọn được tuyến đường phù hợp nhất, tránh những khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Hành trình leo núi khó tránh khỏi những tình huống bất ngờ xảy ra như thời tiết xấu, sức khỏe có vấn đề, lạc đường. Bởi vậy, người hướng dẫn đi cùng sẽ hỗ trợ xử lý các tình huống nhanh chóng để bạn yên tâm hơn. Mặt khác, họ là những người am hiểu hệ sinh thái khu vực nên chắc chắn bạn sẽ được chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích.
Bạn chưa có kinh nghiệm leo núi nên có người hướng dẫn đi cùng
2. Rèn luyện thể lực thường xuyên trước khi leo núi
Leo núi là một hoạt động thể chất ở cường độ cao, đòi hỏi người leo núi phải có một sức khỏe tốt và sức bền để chinh phục đỉnh cao. Vì thế, một kinh nghiệm leo núi mà bất kỳ người leo núi nào cũng nên lưu ý chính là rèn luyện thể lực trước chuyến đi từ 1 - 2 tháng. Bạn cần duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày bằng cách đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang,... Mới đầu, bạn nên duy trì quãng đường 2 - 3km/ngày, sau đó tăng dần quãng đường và tốc độ. Trước khi đi leo núi khoảng 2 ngày, bạn nên dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
Nên tập luyện, nâng cao thể lực trước khi leo núi
3. Tìm hiểu kỹ địa hình, thời tiết địa điểm leo núi
Trước khi leo núi, bạn cũng cần tìm hiểu đặc điểm địa hình ở ngọn núi mà bản thân muốn chinh phục. Điều này sẽ giúp bạn lên phương án di chuyển, leo núi thích hợp và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dự phòng những bất lợi, sự cố có thể xảy ra để chủ động phương án đối phó. Nhờ đó, hành trình leo núi của bạn sẽ thuận lợi và đảm bảo tính an toàn cao hơn.
Ngoài ra, kinh nghiệm leo núi cho người mới chính là không được bỏ qua yếu tố thời tiết. Bạn không nên leo núi vào thời điểm thời tiết quá khắc nghiệt, sương mù, mưa bão, tiềm ẩn lũ quét. Trước ngày di chuyển, bạn cần xem qua bảng tin thời tiết ở địa điểm leo núi.
Tìm hiểu địa hình trước khi bắt đầu chuyến đi để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
4. Ra chiến lược phân bổ thể lực cho cả hành trình
Để không mất sức, hụt hơi khi leo núi, bạn cần biết cách phân bổ thể lịch hợp lý cho cả hành trình. Khi mới bắt đầu, bạn còn nhiều sức lực nhưng không nên di chuyển quá nhanh, cũng không nên đi quá chậm. Thay vào đó, bạn hãy đi với tốc độ vừa phải, kết hợp hít thở đều đặn để ổn định nhịp tim, tiết kiệm năng lượng.
Khi cảm thấy hơi mệt, bạn có thể dừng chân, nghỉ ngơi một chút nhưng không nghỉ lâu hơn 15 phút để tránh chuột rút khi di chuyển. Trong khi nghỉ ngơi, bạn có thể ăn một chút đồ ăn nhẹ và uống nước. Ngoài ra, kinh nghiệm leo núi cho người mới là nên di chuyển đến địa điểm xuất phát trước 1 ngày để cơ thể hồi phục sau một quãng đường dài, đảm bảo thể lực tốt khi leo núi.
Leo núi cần dành thời gian nghỉ ngơi khi cơ thể đã mệt
5. Chuẩn bị kỹ càng dụng cụ leo núi
Để hành trình leo núi thuận lợi, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, bao gồm:
Quần áo: Quần áo leo núi cần thoải mái, bền bỉ, có khả năng thấm hút mồ hôi, nhanh khô, tốt nhất được làm từ chất liệu polyester và nylon. Bạn có thể chọn quần áo màu sắc tươi sáng để tạo hiệu ứng phản chiếu nhiệt. Trang phục cần chuẩn bị nên tuân thủ quy tắc nhiều lớp để dễ dàng ứng phó với mọi sự thay đổi thời tiết.
Giày leo núi: Bạn nên lựa chọn giày leo núi chuyên dụng được thiết kế cổ cao, phần đế ma sát tốt, có khả năng chống nước.
Balo cỡ lớn: Balo cần có kích cỡ lớ với thiết kế nhiều ngăn để đựng các dụng cụ cần thiết cho chuyến đi. Balo nên có đai trợ lực để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Đèn pin, đèn đội đầu: Dụng cụ chiếu sáng, thuận tiện cho bạn khi ở lại ban đêm.
Gậy leo núi: Dụng cụ hỗ trợ nâng đỡ lực, giảm trọng lượng cơ thể, giúp đôi chân di chuyển nhanh hơn.
Găng tay: Găng tay nên được làm từ chất liệu cao cấp, lòng bàn tay có gai để tăng ma sát, chống trơn trượt.
Dụng cụ sinh tồn: Thuốc, dụng cụ sơ cứu y tế, la bàn, bật lửa, điện thoại,... để hỗ trợ bạn nếu không may gặp tình huống nguy hiểm.
Leo núi cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết
6. Học kỹ năng sinh tồn cơ bản
Kinh nghiệm leo núi không được bỏ qua việc học các kỹ năng sinh tồn cơ bản như cách sử dụng một số vật dụng (la bàn, bản đồ), kỹ năng tạo ra lửa và nhóm lửa, kỹ năng chế tạo bộ lọc nước, kỹ năng buộc dây, kỹ năng xua đuổi côn trùng, kỹ năng xử lý vết thương,... Nắm chắc các kỹ năng sinh tồn sẽ giúp bạn bình tĩnh và xử lý nhanh chóng những sự cố có thể xảy ra trong suốt hành trình.
Leo núi cần có kỹ năng sinh tồn để đảm bảo an toàn trong chuyến đi
7. Học cách sơ cứu
Hoạt động leo núi khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro như té ngã gây bong gân, trật khớp, bong gân, bị trầy xước, côn trùng cắn, hạ thân nhiệt đột ngột, say nắng,... Do đó, trước khi leo núi bạn cần thành thạo các biến pháp sơ cứu như xử lý vết thương, băng bó, giảm đau, làm dịu các triệu chứng,... Những kiến thức sơ cứu cơ bản này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi leo núi.
Trước khi leo núi cần học cách xử lý vết thương
8. Tìm hiểu cách xử lý tình huống khẩn cấp khi leo núi
Kinh nghiệm leo núi cho người mới bắt đầu cần trang bị kiến thức y tế để nhận biết và xử lý một số tình huống khẩn cấp. Chẳng hạn:
Khi bị căng cơ: Lúc này, bạn cần duỗi cơ nhẹ nhàng, đứng thẳng để kéo căng chân hoặc uốn cong chân ở đầu gối. Sau đó, bạn hãy dùng tay để massage nhẹ nhàng vùng cơ bị căng, có thể kết hợp chườm khăn ấm để giảm đau.
Khi bị rắn cắn:
Bị rắn độc cắn: Nếu là rắn độc cắn sẽ xuất hiện 2 dấu răng nanh khá sâu. Ở tình huống này, bạn cần bình tĩnh, không được di chuyển, giữ bất động bộ phận bị rắn cắn, đồng thời ghi nhớ đặc điểm con rắn và liên hệ người hỗ trợ. Sau đó, bạn hãy quấn băng thun ở phía trên vết cắn, trường hợp khó thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo. Khi được đưa đến cơ sở y tế, bạn cần mô tả chính xác con rắn để bác sĩ xác định và có phương án xử lý.
Không phải là rắn độc cắn: Rắn bình thường cắn sẽ sẽ xuất hiện các vết răng nhỏ hình vòng cung. Trong trường hợp này, bạn cần xử lý vết thương và lên hệ người hỗ trợ đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi ít nhất 12 giờ.
Khi bị lạc: Nếu không may bị lạc khi leo núi bạn cần bình tĩnh để xác định vị trí của mình, đánh dấu lại nơi bị lạc là liên hệ người hỗ trợ. Bạn cũng có thể sử dụng la bàn, tính năng định hướng vị trí trên điện thoại để xác định phương hướng di chuyển.
Khi bị đuối sức: Leo núi lần đầu rất dễ bị đuối sức. Khi nhận thấy điều này, bạn cần dừng lại và ngồi xuống để nghỉ ngơi, uống bù nước và ăn nhẹ để nạp năng lượng. Bạn cũng đừng quên hít thở sâu để cung cấp oxy cho cơ thể. Nếu tình hình không cải thiện, bạn cần báo ngay cho người hướng dẫn hoặc bạn đồng hành để được hỗ trợ.
Biết cách xử lý những tình huống khẩn cấp xảy ra khi leo núi
Những sai lầm thường thấy ở người leo núi lần đầu
Người mới chưa có kinh nghiệm leo núi nên dễ mắc phải những sai lầm, ảnh hưởng đến chuyến đi. Dưới đây là một số sai lầm khi leo núi mà bạn cần tránh:
Lựa chọn sai trang phục: Trang phục không phù hợp sẽ gây khó khăn khi di chuyển, thậm chí gây ra những chấn thương nghiêm trọng.
Mang nhiều đồ không cần thiết: Hành trang mang đi quà nhiều đồ không cần thiết sẽ khiến bạn tiêu hao thể lực, nhanh mệt mỏi.
Chủ quan: Chủ quan khi leo núi, không chuẩn bị những kiến thức cần thiết, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn, lựa chọn cung đường không phù hợp với thể lực,... Điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như lạc đường, chấn thương, kiệt sức,...
Muốn làm theo ý mình không quan tâm tập thể: Đây là một hành động thiếu trách nhiệm, gây mất đoàn kết trong tập thể, ảnh hưởng đến chuyến đi. Hành động này còn có thể gây nguy hiểm cho bản thân và đồng đội.
Không phòng ngừa côn trùng: Rừng núi là nơi sinh sống của rất nhiều loại côn trùng như ong, muỗi, vắt, bọ ve,... Không chủ động phòng ngừa côn trùng đốt sẽ tăng nguy cơ khiến cơ thể nhiễm độc, mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
Không chia sẻ hành trình với người thân: Leo núi có thể xảy ra những sự cố, tai nạn không lường trước. Thế nên, dù leo núi tự do hay theo đoàn bạn cũng nên báo cho người thân biết về chuyến đi, tránh tình trạng mất liên lạc, gây khó khăn khi cần trợ giúp.
Trên đây là 8 kinh nghiệm leo núi mà bạn cần nắm chắc để có một hành trình an toàn, thuận lợi. Trong đó, rèn luyện thể lực là yếu tố quan trọng nhất trước chuyến đi mà bạn cần lưu ý. Học leo núi nhân tạo, leo núi trong nhà tại Jump Arena là một trong những cách rèn luyện thể lực và kỹ năng mà người leo núi nào cũng cần biết. Hãy đến ngay với Jump Arena để bắt đầu rèn luyện và trở thành nhà leo núi thực thụ nhé.